Hotline: 0906 133 999

Trần thạch cao

Trần thạch cao – Giải pháp hoàn hảo cho trần nhà đẹp và an toàn

Trần thạch cao trang trí được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay, trong không gian nội thất trần thạch cao góp phần quan trọng giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ. 

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là vật liệu có bề mặt nhẵn và mịn, tính cơ lý linh hoạt, độ cứng chắc phù hợp. 

Trần thạch cao được cấu tạo bởi các lớp vật liệu sau: 

-    Khung xương thạch cao: Tạo kết cấu vững chắc để treo hệ trần.
-   Tấm trần thạch cao: Được liên kết với hệ khung xương thạch cao thông qua các vít, tấm này có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần.
-    Lớp sơn bả: Lớp sơn này giúp bề mặt trần đều màu và nhẵn mịn. 

Ứng dụng của trần thạch cao:

Trần thạch cao với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng đang ngày càng được ưa chuộng và chứng tỏ được tính ưu việt của mình. 

Trần thạch cao chịu nước:  Với hệ khung xương trần thả, trần chìm, sử dụng tấm chịu nước, thường áp dụng cho các công trình phải chịu nguồn ẩm cao như nhà cũ dột, nhà vệ sinh. 

Trần thạch cao chịu ẩm: Sử dụng khung xương thạch cao kết hợp tấm thạch cao chịu ẩm, ứng dụng cho những công trình trong môi trường ẩm như phòng vệ sinh, nhà tập thể cũ,..

Trần thạch cao cách nhiệt, chống nóng: Là tấm thạch cao kết hợp bông thủy tinh hoặc tấm xốp có tác dụng chống nóng. Được ứng dụng trong các khu chịu nhiệt cao như nhà ở, nhà xưởng,...

Trần thạch cao tiêu âm: Được cấu tạo gồm tấm thạch cao tiêu âm, cao su non, vải nỉ, mút xốp, bông thủy tinh, sự kết hợp linh hoạt giúp cách âm, tiêu âm. Ứng dụng trong các rạp chiếu phim, rạp hát, hội trường, phòng karraoke, phòng làm việc, phòng họp, studio, nhà ở, phòng ngủ,...

Trần thạch cao chống cháy: Là tấm thạch cao chóng cháy kết hợp khung xương và bông thủy tinh. Được ứng dụng trong các công trình đòi hỏi khả năng chống cháy lan. Với loại trần này thời gian chịu lửa tính như sau: Chống cháy 60 phút, 90 phút, 120 phút,... Với những thời lượng chịu cháy khác nhau sẽ được kết hợp những vật liệu phù hợp theo sự tính toán của kiến trúc sư. 

Trần thạch cao cổ điển và tân cổ điển: Trần thạch cao này kết hợp các hoa văn, phào chỉ, tùy thuộc vào phong cách thiết kế người ta phân chia thành tân cổ điển hay cổ điển. 

Phân loại trần thạch cao:

Trần nổi

Trần thạch cao nổi hay còn được gọi là trần khung nổi, trần thả được tạo bởi tấm thạch cao phủ nhựa PVC kết hợp với khung xương có mặt cắt chữ T ngược, kích thước thường là 60cmx60cm hoặc 16cm x 120cm. 
 
khung trần nổi
Khung trần nổi
Trong đó:
 
  • Thanh chính: Được treo bằng tăng đơ và các cụm ty treo, là thanh chịu lực chính.
  • Thanh phụ: Được liên kết với thanh chính tạo kiểu dáng đúng theo yêu cầu thiết kế. 
  • Thanh viền tường: Liên kết với tường hay vách ngăn.
  • Các tấm trang trí: Là các tấm trần tạo thành bề mặt trần trang trí

Trần nổi với các cấu kiện kích thước nhỏ nên thường được vận chuyển, lắp đặt tương đối cơ động. Khi hoàn thiện trần nổi thường có những về khung tôn chia ô đều và thường không cần sơn bả. 

Trần nổi được ưa chuộng trong các thiết kế chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, sân bay,...

Đặc tính của trần nổi:
  • Thời gian thi công nhanh, quá trình thi công không phức tạp
  • Có khả năng chịu ẩm khi sử dụng  phủ PVC
  • Tiêu âm và cách nhiệt tốt khi sử dụng tấm sợi khoáng
  • Nếu sử dụng kèm bông thủy tinh, xống chống nóng sẽ có khả năng chống nóng tốt
  • Không cong võng, ổn định khi thời tiết thay đổi
  • Khả năng thông gió tương đối tốt

Trần chìm

Trần chìm được cấu tạo bởi tấm phủ bên dưới và hệ khung xương bên trên, tấm phủ liên kết với khung xương nhờ các vít, có sơn bả phủ bề mặt. 
 
khung trần chìm
Khung trần chìm

 
Tùy thuộc vào tấm sử dụng trần chìm có nhiều tính năng khác nhau như: Chịu nước, chống ẩm, chống cháy, cách nhiệt, chống nóng,... với những cấp độ khác nhau tùy thuộc vào phương án thiết kế cụ thể. Có thể kết hợp với nhiều hoa văn tùy thuộc vào ý tưởng thiết kế của kiến trúc sư. 

Ưu điểm nổi bật của trần chìm đó là đa dạng trong tính năng sử dụng, trong kiểu dáng, thiết kế, đa dạng không gian sử dụng, thẩm mỹ cao. 

Tuy nhiên loại trần này khi hoàn thiện sẽ là một khối thống nhất do vậy không có khả năng tận dụng khi tháo rỡ, giá thành cao hơn và thời gian thi công lâu hơn so với trần nổi. 

Công dụng của trần thạch cao

Trần thạch cao góp phần đem lại không gian cá tính, thẩm mỹ hơn, tùy thuộc theo cách thức bố trí ánh sáng, màu sắc, hình dạng và độ cao sẽ tạo ra những không gian nội thất khác nhau. 

Đối với những không gian phòng quá cao, việc trang trí bằng trần thạch cao sẽ giúp giảm chiều cao để có một căn phòng ấm cúng hơn, đẹp hơn. 

Có thể bố trí các đèn chiếu sáng giúp bạn tiện dụng điều chính nguồn sáng sao cho phù hợp. 

Tác dụng cách âm, cách nhiệt, chống nóng,... giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời hơn trong không gian sống của mình. 

Một vài lưu ý nhỏ khi thiết kế trần thạch cao trang trí:

  • Đối với không gian cũ khi tiến hành đóng trần thạch cao bạn cần cải tạo và đảm bảo rằng kết cấu chịu lực có thể chịu được tải trọng của hệ khung trần và tấm thạch cao.
  • Chiều cao trần tối thiểu của không gian sinh hoạt nên nằm trong khoảng 2,7-2,8m để có thể đảm bảo thông thoáng cho không gian trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam. 
  • Giữa trần thạch cao và trần nguyên thủy nên có một khoảng trống tối thiểu 15cm để bố trí chiếu sáng âm trần. 
  • Với các công trình hiện đại cần chú ý tới khe treo rèm, nên có chiều sâu từ 12-15cm sao cho vừa thuận tiện thao tác khi treo vừa có khả năng che thanh ray treo rèm. 

Thi công trần thạch cao

Hệ khung trần nổi: Các bước thi công trần thạch cao với hệ khung trần nổi như sau

Bước 1: Xác định độ cao của trần, lấy mặt phẳng trần, đánh dấu mặt phẳng
Bước 2: Lắp khung
Bước 3: Xác định khoảng cách các điểm treo khung xương
Bước 4: Xác định khoảng cách các thanh chính 
Bước 5: Liên kết các thanh phụ với các thanh chính
Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh phụ và thanh chính, chỉnh sửa, hoàn thiện 

Hệ khung trần chìm: Các bước thi công đối với hệ khung trần chìm

Bước 1: Xác định độ cao trần, đánh dấu mặt bằng trần
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Bước 3: Phân chia lưới thanh chính 
Bước 4: Liên kết thanh chính với các ty treo
Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc
Bước 6: Lấy mặt phẳng dàn khung, bắt tấm vào thanh ngang
Bước 7: Hoàn thiện mối nối tấm, làm phẳng

Một số mẫu trần thạch cao trong thiết kế nội thất:

Trần thạch cao phòng khách

​Phòng khách được trang trí trần thạch cao cùng đèn hắt ánh sáng vàng
Phòng khách được trang trí trần thạch cao cùng đèn hắt ánh sáng vàng 
 
Phòng khách liền bếp được trang trí trần thạch cao cùng đèn hắt ánh sáng vàng và đèn downlight
 Phòng khách liền bếp được trang trí trần thạch cao cùng đèn hắt ánh sáng vàng và đèn downlight
 
 Phòng khách biệt thự anh Thanh sang trọng với trần thạch cao kết hợp đèn chùm
Phòng khách biệt thự anh Thanh sang trọng với trần thạch cao kết hợp đèn chùm

Trần thạch cao phòng ngủ

 
 Phòng ngủ với trần thạch cao kết hợp đèn hắt ánh sáng vàng cùng đèn downlight
Phòng ngủ với trần thạch cao kết hợp đèn hắt ánh sáng vàng cùng đèn downlight
 
Trần thạch cao trang trí phòng ngủ tân cổ điển với các hoa văn bắt mắt
Trần thạch cao trang trí phòng ngủ tân cổ điển với các hoa văn bắt mắt
 
​Trần thạch cao kết hợp đèn chùm sang trọng
Trần thạch cao kết hợp đèn chùm sang trọng
 
 ​Trần thạch cao phòng ngủ độc đáo
Trần thạch cao phòng ngủ độc đáo

Trần thạch cao phòng bếp

 
​Trần thạch cao cho phòng bếp
Trần thạch cao cho phòng bếp

Để được tư vấn thiết kế vui lòng liên hệ 0906 133 999 hoặc gửi thư về email: noithattrevietnam@gmail.com

Đăng  Ký  Tư  Vấn
Đối tác 02
Đối tác 03
Đối tác 04
Đối tác 05
Đối tác 06
Đối tác 07
Đối tác 08
Đối tác 09
Đối tác 01